Giải phẫu thần kinh Sinh học bệnh trầm cảm

Phân tích bệnh học của trầm cảm cũng dẫn đến phát hiện giảm lượng chất xám ở vùng hai bên trước (ACC) của vỏ não người bệnh. Cũng phát hiện vùng trước trán (dmPFC) thay đổi so với bình thường (hình 4).Theo hướng này, còn có phát hiện bệnh có liên quan đến đồi thị, chiều dày vỏ não bên bị giảm ở một số vùng, thậm chí ở cả vùng chẩm (hình 4).[17]

Hình 4: Ảnh chụp biểu hiện bất thường não liên quan tới trầm cảm.

* * *

Tóm lại, những nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học bệnh trầm cảm hiện nay đã dẫn đến các kết luận:[6]

  • Bệnh chắc chắn có liên quan đến hoạt động của gen, chẳng hạn như gen 5-HTTLPR.
  • Bệnh còn liên quan đến các amin đơn do chúng có vai trò quan trọng trong dẫn truyền thần kinh. Các amin đơn gây bệnh có thể do di truyền hoặc do chế độ ăn uống.
  • Bệnh còn chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và vệ sinh cá nhân (giấc ngủ, thói quen ăn uống, tập luyện vận động cơ thể, ...).

Nói cách khác, bệnh trầm cảm là kết quả của sự tương tác giữa ba nhóm yếu tố tâm lý, môi trường và di truyền, do đó hoàn toàn có khả năng đề phòng và chữa trị hậu quả xấu nhất cho người bệnh.[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sinh học bệnh trầm cảm https://www.dictionary.com/browse/monoamine https://www.nature.com/articles/4002088 https://www.nature.com/articles/mp200832 https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/... https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/... https://www.verywellmind.com/the-chemistry-of-depr... https://www.webmd.com/depression/guide/causes-depr... https://www.health.harvard.edu/mind-and-mood/what-... https://www.inicea.fr/la-depression-la-neurobiolog... https://www.parlonsdepression.fr/depression-les-li...